Thần giữ cửa – tất tần tật những điều bạn cần biết

Nếu như cửa gỗ là loại cửa đã ăn sâu vào nếp sống văn hóa của người Á Đông thì thần giữ cửa là 1 phần không thể thiếu khi hoàn thiện 1 ngôi nhà. Mặc dù, trong cuộc sống hiện đại, thần giữ cửa đã không còn xuất hiện nhiều, nhưng nó vẫn là 1 nét đẹp văn hóa trong nếp sống của mỗi người dân Việt. Hãy cùng Mạnh Tuấn cùng tìm hiểu và giải thích thêm về 1 trong những phong tục đẹp này trong bài viết dưới đây nhé.

Thần giữ cửa là gì?

Thần giữ cửa hay môn thần, được người Trung Quốc tôn thờ như là người bảo vệ, giữ cho những linh hồn hay ma quỷ không xâm nhập vào ngôi nhà qua lối đi chính, thường được đặt ở 2 bên cổng vào hoặc cửa đi chính của 1 ngôi chùa, nhà ở, cửa hàng kinh doanh…




Ban đầu, thần giữ cửa chỉ xuất hiện trong những ngôi chùa, với 2 vị thần phổ biến là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung, là 2 vị thần bảo vệ lối vào thiên đàng dưới gốc cây đào thần. Tuy nhiên, việc sử dụng 2 vị thần giữ cửa cho ngôi nhà, cửa hàng kinh doanh trở nên phổ biến hơn dưới thời nhà Đường.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh của tôn giáo, thần giữ cửa cũng có nhiều thần khác nhau. Tuy nhiên, được sử dụng nhiều nhất vẫn là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung cho cổng hoặc cửa nhà rộng, còn Ngụy Trưng hoặc Chung Quỳ được sử dụng cho cửa 1 cánh. Ngoài ra, cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn sử dụng cặp sư tử đá cho căn biệt thự, tòa nhà… Mặc dù, nhiều chuyên gia phong thủy không khuyến khích đặt sử tử đá vì nó là tối kỵ, xung sát khí rất mạnh nên không thích hợp với doanh nghiệp, nhà dân, công sở, đình chùa.

Tại sao thần giữ cửa trở nên quan trọng và phổ biến?

Để giải thích cho câu hỏi này, chúng ta cần quay ngược quá khứ để tìm hiểu do dâu mà thần canh cửa có tầm quan trọng trong nét văn hóa của người Á Đông, đặc biệt là phong tục Trung Quốc.


Như trên đã nói, thần giữ cửa trở nên phổ biến vào thời nhà Đường (tức 618- 907 sau Công nguyên), câu chuyện kể rằng, có 1 vị hoàng đế nhà Đường, sau khi mơ thấy mình bị sát hại, đã trở nên lo lắng và tìm mọi cách để không cho nó thành sự thật. Khi đó, có 2 vị tướng quyết định canh giữ 2 bên cửa suốt đêm, giúp hoàng đế có được giấc ngủ yên bình và không bao giờ mơ về giấc mơ kia nữa. Ngày hôm sau, Hoàng đế quyết định dùng 2 bức vẽ của 2 vị tướng quân này, treo bên ngoài phòng ngủ, ở 2 bên cánh cửa, từ đó, vị hoàng đế bắt đầu ngủ ngon trở lại mà không cần phiền đến 2 vị tướng quân kia.

Từ đó, câu chuyện này đã được truyền đi khắp Trung Quốc và người dân tin rằng, việc treo các bức ảnh các vị thần nổi tiếng có thể giúp họ có 1 giấc ngủ ngon, xua đi xui xẻo và các linh hồn xấu xa quanh nhà họ. Văn hóa này tiếp tục lan truyền sang Việt Nam và phát triển cho đến ngày nay.

Có những vị thần cửa nào phổ biến?

Trong lịch sử Trung Quốc, có thể chia ra thành 2 vị thần phổ biến là thần cửa dân gian và thần cửa chiến tranh.


Các vị thần chiến tranh thực chất là các tướng quân nổi tiếng, được ghép thành 1 cặp trong suốt lịch sử. Các vị tướng quân này hội tụ đủ các yếu tố như kỹ năng vũ khí, sức mạnh, lòng trung thành và sự đáng tin cậy. Thường các vị tướng này vẫn được vẽ giữ nguyên áo giáp và vũ khí, bảo vệ nhà cửa bằng sức mạnh và kỹ năng thể chất của họ và thường được thấy nhiều nhất ở các cửa bên ngoài.

Thần cửa dân gian thường là những vị thần dựa trên tôn giáo và sử dụng kiến thức và tâm trí của họ để đánh bại các linh hồn ma quỷ. Những vị thần này thường canh giữ cửa bên trong và cũng được cho là mang lại cảm giác bình yên và thoải mái cho cư dân trong nhà, ngoài các đặc tính bảo vệ của gia chủ.

Khi nào bạn nên treo thần giữ cửa cho ngôi nhà?

Mặc dù, thần giữ cửa rất quan trọng trong nét sống văn hóa, tuy nhiên, bạn cần phải biết khi nào nên thay thế hoặc treo mới thần giữ cửa đúng cách. Theo phong tục, những dịp xuân về, đặc biệt là năm mới, là thời điểm thích hợp nhất. Để chào mừng năm mới, các bức tranh Thần cửa thường được tân trang lại với màu sắc tươi sáng, thường là màu đỏ.

Thần giữ cửa liệu có còn phổ biến hiện nay?

Tất nhiên là có, tuy nhiên, nó không còn được quá nhiều người coi trọng. Thần cửa vẫn là một phần của phong tục ở Việt Nam, và vẫn còn được trang trí nhiều cánh cửa trên khắp đất nước.

Hai vị thần tiên này có thể hàng phục ma quỷ, hình tượng của họ đương nhiên cũng dữ dằn đáng sợ. Bức hoạ trong Tam giáo nguyên lưu sưu thần đại toàn 三教源流搜神大全 là tôn dung của hai vị đại thần này. Họ phanh ngực, tay cầm kiếm, tóc dựng đứng như sừng trên đầu, chân mày nhô cao, đỉnh đầu như gò, mày ngang mắt dọc, trong nụ cười nhạt ẩn chứa sát cơ, đúng là hình tượng vị sát thần hung bạo. Có như thế, ác quỷ mới nhìn đã sợ, nghe hơi gió mà chạy. Về sau mọi người không treo hình tượng nữa mà chỉ treo trên cánh cửa một nhánh đào, hoặc dùng bút lông viết ra tôn danh của hai vị thần, hoặc giả viết lên nhành đào mấy câu thần chú. Như vậy tà ma quỷ quái nhìn thấy liền dừng bước. Trừ tịch hàng năm đều như thế, đó gọi là “tân đào hoán cựu phù” 新桃換舊符.

Ngày nay mọi người vẫn có tập quán dán Môn thần lên cửa, nhưng không hoàn toàn là mê tín, mù quáng sùng bái như thời cổ. Với truyền thống văn hoá của trầm tích mấy ngàn năm, trong không khí vui mừng ngày tết, nó đã trở thành một loại “môn hoạ” 門畫 (tranh vẽ dán nơi cửa) có giá trị thẩm mĩ cao. Theo phương thức truyền thống trang trí cửa chính, nó là sự thoả mãn về tâm lí, một phương thức chúc phúc mang tính xã hội, khiến người ta cảm thấy hỉ khánh cát tường, thuỵ khí mãn môn.



Mặc dù, trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt ở các thành phố lớn, ít ngôi nhà nào còn tồn tại phong tục này. Tuy nhiên, với nhiều hộ kinh doanh hoặc nhiều người bị cuốn hút vào ý tưởng bảo vệ người thân của họ thì Thần giữ cửa vẫn là 1 trong những việc cần phải làm mỗi năm.

Cho dù bạn có được truyền cảm hứng để thay đổi diện mạo của cánh cửa của bạn hay bạn chỉ quan tâm đến hiện tượng hấp dẫn này, hãy dành chút thời gian để xem xét liệu Thần canh cửa có lợi cho ngôi nhà của bạn không.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn