NHỮNG HIỂU BIẾT CẦN THIẾT VỀ BÀN THỜ THẦN TÀI - ÔNG ĐỊA
Tại các cửa hàng và gia đình hiện nay, chúng ta thường thấy có bàn thờ Ông Địa - Thần Tài . Việc thờ cúng đó có nguồn gốc như thế nào ? Cách thờ cúng và bài trí ra sao ? Trong mục này , Mạnh Tuấn
xin cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé .
xin cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé .
Theo CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN , có viết như sau :
Thần: vị Thần, Tinh thần, Thiêng liêng mầu nhiệm, Tài trí phi thường. Tài: tiền bạc, của cải.Thần tài là vị Thần cai quản về tiền bạc và của cải.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.
Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.Tục thờ Thần tài được người Tàu truyền cho dân ta. Người Tàu sang nước VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chước theo. Nhiều nhà không có thờ phượng Trời Phật chi hết mà lại thờ Thần tài.
Ông Triệu Công Minh ở đây không phải là Triệu Công Minh trong truyện Phong Thần hay trong truyện Bắc Du Chơn Võ, mà là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu.
Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng. Gần đấy có một ông phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tánh rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về nuôi chó và vịt.
Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Lão Triệu trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tánh xa xỉ. Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ. Họ Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên quen tánh tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ. Lão Viên lại sanh ác tâm, thấy họ Triệu giàu lớn như vầy bèn tính giết Triệu Công Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu cháy ra tro, nhưng họ Triệu không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài. Dân chúng lập miểu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu.
Chúng ta không thể xác định được người VN thờ Thần tài vào lúc nào, bởi vì như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người VN bắt chước các Hoa kiều, như thế những người VN thờ Thần tài chắc chắn là những người thường làm ăn buôn bán với các Hoa kiều.
Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo.
Do đó, người Tàu làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là "bài vị Thần tài", và chúng ta thấy bài vị này được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp.
Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề "TỤ BẢO ĐƯỜNG" nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quí báu, phía dưới có vẽ một cái TỤ BẢO BỒN là cái chậu huyền diệu chứa của báu.Sau đây là một kiểu bài vị Thần tài và các Thần bản gia:
堂寶聚寶進 財招銀
樹
正
開
花 前
後
地
主
財
神 五
方
五
土
龍
神 金
枝
初
潑
腳 祥吉意如安平季四順風帆一
CHÚ THÍCH: (chữ Hán trên bài vị đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới)
聚寶堂 : TỤ BẢO ĐƯỜNG: nhà chứa của quí báu.
招財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của.
進寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật.
金枝初潑腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.
銀樹正開花 : Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.
Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng. Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là:
Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).
如意吉祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn.
一帆風順 : Nhứt phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió.
四季平安 : Tứ quí bình an: bốn mùa bình an.
Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:
五方五土龍神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN
前後地主財神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN
- Thổ Công, làm chủ nền nhà. - Thổ Thần, làm chủ khu đất. - Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà. - Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng. - Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.
Thuở xưa, Đức Khổng Tử có dạy rằng:- Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc,- Vi bất thiện giả, Thiên báo chi dĩ họa. Nghĩa là: Làm điều lành thì Trời báo đáp cho điều phước,- Làm điều chẳng lành thì Trời báo đáp điều tai họa.
● Đông Nhạc Đế Quân cũng có nói rằng:- Thiên Địa vô tư, Thần minh thời sát,- Bất vị tế hưởng nhi giáng phúc,- Bất vị thất lễ nhi giáng họa. Nghĩa là: Trời Đất không tư vị, các Thần sáng suốt thường soi xét,- Không phải vì hưởng cúng tế mà xuống cho điều phước,- Không phải vì thất lễ mà xuống cho điều tai họa.
● Kinh Sám Hối cũng có câu:Thần minh chánh trực có đâu tư vì.
Nguồn Gốc Thờ Thần TàiNgười Hoa thờ thần Tài
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai.
1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia... thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường. Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt.
2. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần Tài. Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim.Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp, bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bày tường tận dài dòng được. Đại thể, ở đây, vị thần Đất chủ quản cả vùng Chợ Lớn (Sài Gòn phố thị xưa) được thờ ở Nhị phủ hội quán (tục gọi là “chùa Ông Bổn”). Theo bài vị thờ tên gọi chính thức của thần là “Nhị phủ miếu Đại Bá Công”, được đồng nhất với ông Bổn (Bổn Đầu công Châu Đạt Quan). Trên bức hoành treo trước chính điện Nhị phủ miếu ghi rằng “Ngô Thổ Địa dã” (Ta là Thổ Địa đây) và công năng chính của thần là bảo trở việc tài lộc. Điều này cho thấy đây là vị thần Tài, thần Đất và nhân thần; song thực chất đây là vị thần thuộc “ngũ thổ”: thần Thổ Phủ, bảo hộ kho chứa hàng hóa, hiểu rộng là chợ búa và hiểu rộng hơn là vùng Chợ Lớn/Bazar Chinois. Ở các xóm người Hoa cư trú tập trung (khu phố, con hẻm, đường phố...) có miếu thờ Thổ Địa Phước đức chính thần. Đồng thời ở các cơ sở thờ tự cũng thờ Thổ Địa Phước đức chính thần bảo hộ cho đền, miếu bên cạnh môn quan. Tại tư gia, vị thần Đất bản gia (được thờ ngay trước cửa, bệ thờ giản dị, đặt sát nền hiên) được định danh là Môn khẩu Thổ Địa tiếp dẫn Tài thần. Vậy là công năng vị thần Thổ Địa này là tiếp dẫn tài lộc cho chủ nhà.
Chức năng kép của thần Đất được biểu thị rõ ở câu đối sau đây: Thổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quýĐịa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh.
3. Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác.Phổ biến và tôn quý nhất là thần Tài “Tài Bạch tinh quân”, “tinh quân” là ngôi sao trên thượng giới. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Kim long Như ý chánh nhốt Long hổ Huyền đàn chân quân (tức Triệu Nguyên soái/Triệu Công Minh) đứng đầu và 4 phụ tá: Chiêu Bảo thiên tôn, Nạp Trân thiên tôn, Chiêu Tài sứ giả, Lợi Thị tiên quân.
Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Vị thần Tài này đầu tiên thờ ở Điện Ngọc Hoàng và gần đây mới có mặt ở một số chùa Hoa khác. Tục truyền, trước đây, người ta đến cầu xin giải hạn: lấy vải thô trắng quấn quanh tượng và thi thoảng các tay cờ bạc mới đến cầu tài. Nay thì, vị thần Tài âm phủ này được nhiều người cầu cúng, vay tiền thiêng để đem về mua may bán đắt.
Kế đó là thần Tài Lưu Hải. Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơn hội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứng với các đồng tiền vàng. Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 - 926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyện quặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử. Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phước Kiến. Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóc có âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”). Giới thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc ba chân và miệng ngậm tiền được tạo hình độc lập (không gắn với Lưu Hải) được bày bán rộng rãi. Người ta mua về chưng ở nơi thờ thần Tài - Thổ Địa hay nơi trang trọng trong nhà để biểu thị cho việc cầu tài lộc.
Phổ biến không kém Lưu Hải là cặp nữ thần Tài Hòa Hợp nhị tiên. Hình tướng thường thấy của cặp thần Tài này là cô gái: một hài âm cầm bó hoa sen (sen: hà, hài âm “hòa”) hay bó lúa (lúa: hòa); và một bưng cái hộp (hài âm “hợp”). Cặp nữ Tài thần này là đề tài của điêu khắc gốm, chạm gỗ phổ biến của ngành công nghệ miếu vũ của người Hoa. Thần tích là một truyền thuyết kể về hai chị em Hòa và Hợp buôn may bán đắt. Họ buôn món hàng gì cũng đắc lợi, kể cả những việc cố ý phá bỏ cũng phát tài. Ở Trung Quốc, Hòa Hợp nhị tiên là đối tượng sùng bái của những người sản xuất đồ gốm sứ, thợ nung vôi và người bán quạt.
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai. Sau khi đã toại chí, Phạm Lãi không màng công danh phú quý nên bỏ đi ở ẩn. Dã sử kể rằng Phạm Lãi với người đẹp Tây Thi bỏ trốn đi dạo chơi ở Ngũ Hồ. Sau khi bỏ đi, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng ở thôn Đào (?) nên được người đời gọi là Đào Công. Phạm Lãi được tôn là Tài thần. Trong dịp khai trương tiệm quán, cơ sở kinh doanh, người Trung Quốc và người Hoa hay tặng nhau tấm đại tự “Đào Công phất nghiệp” để chúc nhau việc kinh doanh, buôn bán thành đạt.
Ông Khiết và chòm sao Tiểu Hùng tinh .
Biểu tượng của tri thưc vũ trụ quan kỳ vĩ, thuộc về nền văn minh Khoa Đẩu
Nội dung của Hà Đồ là sự vận động có tính qui luật của ngũ tinh: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ trong Thái Dương hệ tương quan với địa cầu. Chính bẩy cái chấm trên minh hoạ cho điều đó. Đó chính là chòm sao Tiểu Hùng tinh, chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời Thiên văn hiện đại.
Tổng hợp những biểu tượng cho tri thức Việt, chúng ta thấy tiềm ẩn trong ấy một tri thức thiên văn cao cấp. Tri thức cao cấp ấy rất phổ biến trong văn hoá Việt cổ. Trong tranh " Thày đồ cóc có dòng chữ: “Lão Oa độc giảng” . Tại sao lại chỉ có loài Cóc mới độc quyền giảng dạy cho đời? Phải chăng nền văn minh Việt cổ với văn tự “khoa đẩu” – tức là chữ hình con nòng nọc. Nòng nọc lại là con của cóc, nên chỉ có Cóc mới có chữ để dạy cho đời. Một số bản dịch chữ việt ra đẩu tự của bác Đào Văn Xuyền, Hịch của Hai Bà Trưng.
Nền văn minh Việt không để lại những di sản văn hoá đồ sộ như Kim Tự tháp và Vạn lý trường thành…. Nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng: Người Việt là một dân tộc đã sử dụng những biểu tượng văn hoá mang thể hiện một tri thức rất minh triết, qua những di sản văn hoá phi vật thể sớm nhất thế giới. Đấy chính là phần còn lại của một bề dày gần 5000 văn hiến. ( NGUYỄN VŨ TUẤN ANH - thầy Thiên Sứ)
" Khi đã hiểu được HỒNG BÀNG DỊCH , nghĩa là nắm được công thức bao quát toàn bộ sự vận hành của Vũ trụ bao la , Khoa học tâm linh sẽ phát triển trong Thiên nhiên kỷ thứ 3 là thời của THÁNH ĐỨC DI LẶC PHẬT VƯƠNG. Một Khoa học như vậy , người bình thường khó có thể hiểu nổi nếu không có một sự chỉ đạo cơ bản của Trời - Đất ( tức là của các Đấng VÔ VI ) , Một sự truyền năng lượng Siêu việt ( giống như một đường truyền intenet ) và một tiềm năng trí tuệ hết sức đặc biệt ( cái này do tu luyện mà có giống như khả năng download của máy Vi tính ). Đối với những người nghiên cứu Khoa học Tâm linh , cách này là cách đúng đắn nhất để có thể sử dụng cho sự tiến bộ của Nhân loại , làm vinh quang cho đất nước Việt Nam và cho sư nghiệp của chính mình và con cháu mai sau . Xuất xứ từ các thông tin ghi nhận được từ Cõi Phật - Chòm sao Bắc Đẩu - Quê hương của Nhân loại chúng ta - Những kiến thức có được này từ các Đấng Vô Vi - Là sách Trời , là ân huệ của HỒN THIÊNG SÔNG NÚI , cho Nhân loại và con cháu Hồng Bàng chúng ta .
Như vậy , chúng ta có thể thấy rằng , ông cóc trên bàn thờ ông Địa - Thần Tài , có một ý nghĩa to lớn trong tâm linh người Việt , nó không hề mang một dấu ấn nào của nền văn minh Hoa Hạ . Chỉ một chùm sao bắc Đẩu trên lưng ông cóc , chúng ta đã tìm lại cả một huyền sử kỳ vĩ của dân tôc Việt .
Trên bàn thờ ông ông Địa - Thần Tài, ông Cóc không chỉ có tác dụng thu về tài lộc cho gia chủ mà còn mang cả Linh khí của dân tôc Việt , trấn giữ những điều không tốt lành đến với Gia chủ . Thông thường , ban ngày người ta để ông cóc quay ra ngoài , buổi chiều tối lại quay mặt ông cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi .
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.
Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.Tục thờ Thần tài được người Tàu truyền cho dân ta. Người Tàu sang nước VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chước theo. Nhiều nhà không có thờ phượng Trời Phật chi hết mà lại thờ Thần tài.
Sự tích của Thần tài:
Có nhiều sự tích nhưng dân gian thường nhắc tới thần tài là ông Triệu Công Minh :Ông Triệu Công Minh ở đây không phải là Triệu Công Minh trong truyện Phong Thần hay trong truyện Bắc Du Chơn Võ, mà là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu.
Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng. Gần đấy có một ông phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tánh rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về nuôi chó và vịt.
Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Lão Triệu trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tánh xa xỉ. Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ. Họ Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên quen tánh tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ. Lão Viên lại sanh ác tâm, thấy họ Triệu giàu lớn như vầy bèn tính giết Triệu Công Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu cháy ra tro, nhưng họ Triệu không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài. Dân chúng lập miểu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu.
Chúng ta không thể xác định được người VN thờ Thần tài vào lúc nào, bởi vì như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người VN bắt chước các Hoa kiều, như thế những người VN thờ Thần tài chắc chắn là những người thường làm ăn buôn bán với các Hoa kiều.
Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo.
Do đó, người Tàu làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là "bài vị Thần tài", và chúng ta thấy bài vị này được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp.
Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề "TỤ BẢO ĐƯỜNG" nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quí báu, phía dưới có vẽ một cái TỤ BẢO BỒN là cái chậu huyền diệu chứa của báu.Sau đây là một kiểu bài vị Thần tài và các Thần bản gia:
堂寶聚寶進 財招銀
樹
正
開
花 前
後
地
主
財
神 五
方
五
土
龍
神 金
枝
初
潑
腳 祥吉意如安平季四順風帆一
CHÚ THÍCH: (chữ Hán trên bài vị đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới)
聚寶堂 : TỤ BẢO ĐƯỜNG: nhà chứa của quí báu.
招財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của.
進寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật.
金枝初潑腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.
銀樹正開花 : Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.
Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng. Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là:
Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).
如意吉祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn.
一帆風順 : Nhứt phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió.
四季平安 : Tứ quí bình an: bốn mùa bình an.
Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:
五方五土龍神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN
前後地主財神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN
■ Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương.
● Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).
● Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:
■ Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.
● Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn.
● Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay. (Theo Huỳnh Ngọc Trảng - Nguyễn Đại Phúc: Thần Tài - Tín ngưỡng và Tranh tượng)
Những cơ sở kinh doanh các ngành nghề đều có thờ Thần Tài. Họ lập bàn thờ Thần tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng bông và trái cây thường xuyên, cúng nước mỗi sáng mỗi chiều đều đốt nhang khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho họ làm ăn phát tài. Trên bàn thờ, ngoài bài vị Thần Tài còn có đặt phía ngoài hai tượng: tượng Ông Địa và tượng Ông Thần Tài.
Đạo Cao Đài không có chủ trương cấm đoán các hình thức tín ngưỡng dân gian như việc thờ cúng Thần Tài, Ông Địa, Ông Táo, Ông Độ Mạng, Bà Mẹ Sanh,... nhưng cũng không khuyến khích các việc ấy, vì các sự thờ cúng trên đều có tánh cách mê tín, vị kỷ, cầu lợi lộc, tiền bạc cá nhân, đi sâu vào sự ràng buộc con người vào vòng vật chất, khó thoát khỏi luân hồi, trái với lẽ đạo là tu để cầu giải thoát, chớ không phải tu để cầu hưởng sự giàu sang danh vọng.
Giáo lý của Đạo Cao Đài cho thấy rõ rằng, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bình, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. Ai làm lành thì được thưởng, ai làm ác thì bị đọa, theo đúng Luật Nhân Quả là luật công bình thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có không phải do van xin Thần Thánh, mà là do phước đức của mình tạo ra từ kiếp trước.
Một người nghèo khổ là do kiếp trước gây nhiều việc ác, tạo nhiều nghiệp xấu nặng nề, thì dầu trong kiếp này có lạy cầu Thần Thánh đến dập trán chảy máu đầu cũng không thể khá hơn được.
● Đông Nhạc Đế Quân cũng có nói rằng:- Thiên Địa vô tư, Thần minh thời sát,- Bất vị tế hưởng nhi giáng phúc,- Bất vị thất lễ nhi giáng họa. Nghĩa là: Trời Đất không tư vị, các Thần sáng suốt thường soi xét,- Không phải vì hưởng cúng tế mà xuống cho điều phước,- Không phải vì thất lễ mà xuống cho điều tai họa.
● Kinh Sám Hối cũng có câu:Thần minh chánh trực có đâu tư vì.
Nguồn Gốc Thờ Thần TàiNgười Hoa thờ thần Tài
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai.
1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia... thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường. Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt.
2. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần Tài. Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim.Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp, bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bày tường tận dài dòng được. Đại thể, ở đây, vị thần Đất chủ quản cả vùng Chợ Lớn (Sài Gòn phố thị xưa) được thờ ở Nhị phủ hội quán (tục gọi là “chùa Ông Bổn”). Theo bài vị thờ tên gọi chính thức của thần là “Nhị phủ miếu Đại Bá Công”, được đồng nhất với ông Bổn (Bổn Đầu công Châu Đạt Quan). Trên bức hoành treo trước chính điện Nhị phủ miếu ghi rằng “Ngô Thổ Địa dã” (Ta là Thổ Địa đây) và công năng chính của thần là bảo trở việc tài lộc. Điều này cho thấy đây là vị thần Tài, thần Đất và nhân thần; song thực chất đây là vị thần thuộc “ngũ thổ”: thần Thổ Phủ, bảo hộ kho chứa hàng hóa, hiểu rộng là chợ búa và hiểu rộng hơn là vùng Chợ Lớn/Bazar Chinois. Ở các xóm người Hoa cư trú tập trung (khu phố, con hẻm, đường phố...) có miếu thờ Thổ Địa Phước đức chính thần. Đồng thời ở các cơ sở thờ tự cũng thờ Thổ Địa Phước đức chính thần bảo hộ cho đền, miếu bên cạnh môn quan. Tại tư gia, vị thần Đất bản gia (được thờ ngay trước cửa, bệ thờ giản dị, đặt sát nền hiên) được định danh là Môn khẩu Thổ Địa tiếp dẫn Tài thần. Vậy là công năng vị thần Thổ Địa này là tiếp dẫn tài lộc cho chủ nhà.
Chức năng kép của thần Đất được biểu thị rõ ở câu đối sau đây: Thổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quýĐịa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh.
3. Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác.Phổ biến và tôn quý nhất là thần Tài “Tài Bạch tinh quân”, “tinh quân” là ngôi sao trên thượng giới. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Kim long Như ý chánh nhốt Long hổ Huyền đàn chân quân (tức Triệu Nguyên soái/Triệu Công Minh) đứng đầu và 4 phụ tá: Chiêu Bảo thiên tôn, Nạp Trân thiên tôn, Chiêu Tài sứ giả, Lợi Thị tiên quân.
Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Vị thần Tài này đầu tiên thờ ở Điện Ngọc Hoàng và gần đây mới có mặt ở một số chùa Hoa khác. Tục truyền, trước đây, người ta đến cầu xin giải hạn: lấy vải thô trắng quấn quanh tượng và thi thoảng các tay cờ bạc mới đến cầu tài. Nay thì, vị thần Tài âm phủ này được nhiều người cầu cúng, vay tiền thiêng để đem về mua may bán đắt.
Kế đó là thần Tài Lưu Hải. Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơn hội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứng với các đồng tiền vàng. Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 - 926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyện quặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử. Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phước Kiến. Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóc có âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”). Giới thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc ba chân và miệng ngậm tiền được tạo hình độc lập (không gắn với Lưu Hải) được bày bán rộng rãi. Người ta mua về chưng ở nơi thờ thần Tài - Thổ Địa hay nơi trang trọng trong nhà để biểu thị cho việc cầu tài lộc.
Phổ biến không kém Lưu Hải là cặp nữ thần Tài Hòa Hợp nhị tiên. Hình tướng thường thấy của cặp thần Tài này là cô gái: một hài âm cầm bó hoa sen (sen: hà, hài âm “hòa”) hay bó lúa (lúa: hòa); và một bưng cái hộp (hài âm “hợp”). Cặp nữ Tài thần này là đề tài của điêu khắc gốm, chạm gỗ phổ biến của ngành công nghệ miếu vũ của người Hoa. Thần tích là một truyền thuyết kể về hai chị em Hòa và Hợp buôn may bán đắt. Họ buôn món hàng gì cũng đắc lợi, kể cả những việc cố ý phá bỏ cũng phát tài. Ở Trung Quốc, Hòa Hợp nhị tiên là đối tượng sùng bái của những người sản xuất đồ gốm sứ, thợ nung vôi và người bán quạt.
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai. Sau khi đã toại chí, Phạm Lãi không màng công danh phú quý nên bỏ đi ở ẩn. Dã sử kể rằng Phạm Lãi với người đẹp Tây Thi bỏ trốn đi dạo chơi ở Ngũ Hồ. Sau khi bỏ đi, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng ở thôn Đào (?) nên được người đời gọi là Đào Công. Phạm Lãi được tôn là Tài thần. Trong dịp khai trương tiệm quán, cơ sở kinh doanh, người Trung Quốc và người Hoa hay tặng nhau tấm đại tự “Đào Công phất nghiệp” để chúc nhau việc kinh doanh, buôn bán thành đạt.
HÌNH TƯỢNG ÔNG KHIẾT ( ÔNG CÓC ) TRÊN BÀN THỜ ÔNG ĐỊA THẦN TÀI . |
Ông Khiết và chòm sao Tiểu Hùng tinh .
Biểu tượng của tri thưc vũ trụ quan kỳ vĩ, thuộc về nền văn minh Khoa Đẩu
Nội dung của Hà Đồ là sự vận động có tính qui luật của ngũ tinh: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ trong Thái Dương hệ tương quan với địa cầu. Chính bẩy cái chấm trên minh hoạ cho điều đó. Đó chính là chòm sao Tiểu Hùng tinh, chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời Thiên văn hiện đại.
Điều kỳ lạ nữa là: Bẩy cái chấm trên tranh thờ Ngũ Hổ Việt lại trùng khớp với một hình tượng phổ biến khác trong văn hoá dân gian vốn được coi là của văn minh Hoa Hạ. Đó là bẩy cái chấm trên lưng Ông Khiết. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự trùng hợp của biểu tượng văn hoá chứng tỏ xuất xứ cội nguồn của nó cũng thuộc về văn hoá Việt, một thời huy hoàng ở Nam sông Dương Tử. Con cóc là một biểu tượng rất xa xưa trong văn minh Việt. Chúng ta không lạ lẫm gì những hình tượng con cóc trong trống đồng.
Tổng hợp những biểu tượng cho tri thức Việt, chúng ta thấy tiềm ẩn trong ấy một tri thức thiên văn cao cấp. Tri thức cao cấp ấy rất phổ biến trong văn hoá Việt cổ. Trong tranh " Thày đồ cóc có dòng chữ: “Lão Oa độc giảng” . Tại sao lại chỉ có loài Cóc mới độc quyền giảng dạy cho đời? Phải chăng nền văn minh Việt cổ với văn tự “khoa đẩu” – tức là chữ hình con nòng nọc. Nòng nọc lại là con của cóc, nên chỉ có Cóc mới có chữ để dạy cho đời. Một số bản dịch chữ việt ra đẩu tự của bác Đào Văn Xuyền, Hịch của Hai Bà Trưng.
Có thể nói: những giá trị văn hoá Việt còn lại đến nay đều tiềm ẩn một sự minh triết rất sâu sắc.
Nền văn minh Việt không để lại những di sản văn hoá đồ sộ như Kim Tự tháp và Vạn lý trường thành…. Nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng: Người Việt là một dân tộc đã sử dụng những biểu tượng văn hoá mang thể hiện một tri thức rất minh triết, qua những di sản văn hoá phi vật thể sớm nhất thế giới. Đấy chính là phần còn lại của một bề dày gần 5000 văn hiến. ( NGUYỄN VŨ TUẤN ANH - thầy Thiên Sứ)
" Khi đã hiểu được HỒNG BÀNG DỊCH , nghĩa là nắm được công thức bao quát toàn bộ sự vận hành của Vũ trụ bao la , Khoa học tâm linh sẽ phát triển trong Thiên nhiên kỷ thứ 3 là thời của THÁNH ĐỨC DI LẶC PHẬT VƯƠNG. Một Khoa học như vậy , người bình thường khó có thể hiểu nổi nếu không có một sự chỉ đạo cơ bản của Trời - Đất ( tức là của các Đấng VÔ VI ) , Một sự truyền năng lượng Siêu việt ( giống như một đường truyền intenet ) và một tiềm năng trí tuệ hết sức đặc biệt ( cái này do tu luyện mà có giống như khả năng download của máy Vi tính ). Đối với những người nghiên cứu Khoa học Tâm linh , cách này là cách đúng đắn nhất để có thể sử dụng cho sự tiến bộ của Nhân loại , làm vinh quang cho đất nước Việt Nam và cho sư nghiệp của chính mình và con cháu mai sau . Xuất xứ từ các thông tin ghi nhận được từ Cõi Phật - Chòm sao Bắc Đẩu - Quê hương của Nhân loại chúng ta - Những kiến thức có được này từ các Đấng Vô Vi - Là sách Trời , là ân huệ của HỒN THIÊNG SÔNG NÚI , cho Nhân loại và con cháu Hồng Bàng chúng ta .
Đây thực sự là những kiến thức có tầm xa thời gian vài nghìn năm " ( SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC - GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG ".
Như vậy , chúng ta có thể thấy rằng , ông cóc trên bàn thờ ông Địa - Thần Tài , có một ý nghĩa to lớn trong tâm linh người Việt , nó không hề mang một dấu ấn nào của nền văn minh Hoa Hạ . Chỉ một chùm sao bắc Đẩu trên lưng ông cóc , chúng ta đã tìm lại cả một huyền sử kỳ vĩ của dân tôc Việt .
Trên bàn thờ ông ông Địa - Thần Tài, ông Cóc không chỉ có tác dụng thu về tài lộc cho gia chủ mà còn mang cả Linh khí của dân tôc Việt , trấn giữ những điều không tốt lành đến với Gia chủ . Thông thường , ban ngày người ta để ông cóc quay ra ngoài , buổi chiều tối lại quay mặt ông cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi .