SINH TÀI VƯỢNG VỊ VÀ VIỆC ĐẶT THẦN TÀI KHI ĐẶT BAN THỜ THẦN TÀI
Về vấn đề mà có lẽ từ nhà thường cho đến cơ sở kinh doanh mua bán đều quan tâm: Đó là phương Sinh Vượng và cách đặt Tài Thần.Phương vị này còn được gọi là " TÀI VỊ " , nó khác với phương Chính Thần trong Huyền Không học. Có 3 thuyết nói về phương vị này khác nhau :
- Thuyết thứ nhất là theo trường phái Huyền Không , chọn phương Chính Thần làm phương của TÀI VỊ
- Thuyết thứ hai là theo Phi Tinh của Huyền Không , cho rằng phương của Tam Bạch phi đến mới là phương của TÀI VỊ. Tam Bạch chính là : Nhất Bạch , Lục Bạch và Bát Bạch
- Thuyết thứ ba là chọn phương chéo với cửa ra vào làm phương TÀI VỊ.Riêng bản thân tôi thì chọn theo thuyết thứ 3. Hai thuyết trên nói cũng có lý nhưng không thích hợp lắm. Nếu 1 lúc nào đó Vương Khí Chính Thần hay Tam Bạch Tinh phi đến phương vị Cửa , chẳng lẽ đem Tài Thần ra đặt ở đấy à ? Huyền Không Phi Tinh có nhiều điểm rất hay , nó có thể giải thích các hiện tượng động đất , sụp lỡ , hỏa hoạn , trộm cướp , chết người , đau bệnh , làm ăn thua lỗ... mà các trường phái Bát Trạch Minh Cảnh và Dương Trạch Tam Yếu không thể giải thích thỏa đáng. Vì các trường phái kia thuộc TĨNH , các phương vị , an sao đều cố định nên gặp nạn tai thì không thể nói được khi nhà và Sao đều vẫn tốt so với mạng gia chủ như lúc đầu. Còn trường phái Huyền Không thì các Phi Tinh luân chuyển , khó có được năm tháng ngày giờ trùng Sao lại như nhau ( năm và tháng còn có thể nhưng thêm ngày và giờ thì rất hiếm hoi ). Lại thêm khi các sao đi đơn lẻ thì khác , đi kèm với Sao khác thì có thể ý nghĩa biến đổi , hoặc còn ảnh hưởng với Sao của Trạch Vận khác nhau mà cho kết quả khác nhau , Thiên hình Vạn trạng. Sự huyền diệu của Phi Tinh là vậy , nhưng không phải lúc nào cũng cứng nhắc các Vượng Khí , Phi Tinh vào Dương Trạch , phải biết lúc nào áp dụng PP nào cho thích hợp. Không phải vô tình mà người ta bố trí bàn làm việc nơi góc chéo với cửa ra vào , bởi nó là nơi tập trung Quyền lực trong 1 căn phòng .
Theo khoa phong thủy thì tại phương TÀI VỊ này , người ta thường đặt các cây xanh lá to hay các tượng Tài Thần . Phương TÀI VỊ này có 1 số điều nên và không nên như sau :
- Thuyết thứ nhất là theo trường phái Huyền Không , chọn phương Chính Thần làm phương của TÀI VỊ
- Thuyết thứ hai là theo Phi Tinh của Huyền Không , cho rằng phương của Tam Bạch phi đến mới là phương của TÀI VỊ. Tam Bạch chính là : Nhất Bạch , Lục Bạch và Bát Bạch
- Thuyết thứ ba là chọn phương chéo với cửa ra vào làm phương TÀI VỊ.Riêng bản thân tôi thì chọn theo thuyết thứ 3. Hai thuyết trên nói cũng có lý nhưng không thích hợp lắm. Nếu 1 lúc nào đó Vương Khí Chính Thần hay Tam Bạch Tinh phi đến phương vị Cửa , chẳng lẽ đem Tài Thần ra đặt ở đấy à ? Huyền Không Phi Tinh có nhiều điểm rất hay , nó có thể giải thích các hiện tượng động đất , sụp lỡ , hỏa hoạn , trộm cướp , chết người , đau bệnh , làm ăn thua lỗ... mà các trường phái Bát Trạch Minh Cảnh và Dương Trạch Tam Yếu không thể giải thích thỏa đáng. Vì các trường phái kia thuộc TĨNH , các phương vị , an sao đều cố định nên gặp nạn tai thì không thể nói được khi nhà và Sao đều vẫn tốt so với mạng gia chủ như lúc đầu. Còn trường phái Huyền Không thì các Phi Tinh luân chuyển , khó có được năm tháng ngày giờ trùng Sao lại như nhau ( năm và tháng còn có thể nhưng thêm ngày và giờ thì rất hiếm hoi ). Lại thêm khi các sao đi đơn lẻ thì khác , đi kèm với Sao khác thì có thể ý nghĩa biến đổi , hoặc còn ảnh hưởng với Sao của Trạch Vận khác nhau mà cho kết quả khác nhau , Thiên hình Vạn trạng. Sự huyền diệu của Phi Tinh là vậy , nhưng không phải lúc nào cũng cứng nhắc các Vượng Khí , Phi Tinh vào Dương Trạch , phải biết lúc nào áp dụng PP nào cho thích hợp. Không phải vô tình mà người ta bố trí bàn làm việc nơi góc chéo với cửa ra vào , bởi nó là nơi tập trung Quyền lực trong 1 căn phòng .
Theo khoa phong thủy thì tại phương TÀI VỊ này , người ta thường đặt các cây xanh lá to hay các tượng Tài Thần . Phương TÀI VỊ này có 1 số điều nên và không nên như sau :
1/ Các điều NÊN ở TÀI VỊ :
- Nơi phương TÀI VỊ nên sáng sủa , quang minh , không thể để tối ám. Sáng là năng lượng Dương , thích Hợp với Dương Khí. Sinh Khí không ưa nơi tối tăm , nên phương này tuyệt đối không nên để tối , nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.- Nơi phương TÀI VỊ nên có Sinh Cơ , tức là chỉ nơi đây thiết bày cây xanh là tốt , phải nhớ là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi. Nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn ( nê thổ ) , không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên kiếm các loại cây lá to , dầy , lá xanh mãi như cây Vạn Niên Thanh chẳng hạn.
- Nơi phương TÀI VỊ tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy , để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó , hít thở không khí của TÀI VỊ hay nói cách khác là được thấm nhuần nguồn TÀI KHÍ nơi đó , sẽ giúp ích cho Tài Vận người trong nhà.
- Nơi phương TÀI VỊ nên đặt giường ngủ là rất thích hợp. Đến đây thì có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao các sách bày bán trên thị trường luôn khuyên " đặt giường chéo góc với cửa phòng " , có điều họ không nói rõ ra nguyên ủy bên trong thôi. 1/3 thời gian trong ngày con người nằm ngủ nghĩ nơi đó , thường xuyên hít thở nguồn TÀI KHÍ nơi đó cũng rất tốt cho Tài Vận vậy.
- Nơi phương TÀI VỊ nên đặt vật hay biểu tượng Cát lành. Bởi phương này là nơi Vượng Khí ngưng tụ , nếu ta đặt thêm 1 biểu tượng Cát Lành thì tốt càng thêm tốt, như gấm thêu thêm hoa vậy.
2/ Các điều KỴ của TÀI VỊ :
- Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách , kệ sắt , máy móc nặng sẽ làm tổn hại đến Tài Vận của phòng đó.- Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ THỦY. Đấy cũng là lý do vì sao ở trên kia lại bảo nơi đây không thích hợp cho các loại cây trồng trong nước. Vì nơi đây là Cát Thần tọa vị , nay ta đem nước đến là Cát Thần lạc Thủy , khéo hóa ra vụng đấy!
- Nơi phương TÀI VỊ phía sau nên có tường che chắn , không thể trổ cửa , trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục " Tàng phong Tụ khí " trong PT , Tài Vận mới tụ được.
- Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn , cạnh tủ...sẽ làm tổn hại Tài Khí nơi đó.
- Nơi phương TÀI VỊ là nơi Cát Thần tọa vị nên ĐẠI KỴ ô uế , dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế , bụi bậm nơi đây.
- Nơi phương TÀI VỊ không nên để tối tăm , vì u tối thì Sinh Khí không sinh sôi được , sẽ ảnh hưởng đến Tài Vận , sinh kế.
3/. Tài Thần
Nói đến Tài Thần thì có lẽ không ai không biết đấy là vị Thần ban phước lộc , tiền tài , của cải cho mọi người. Thần Tài mà hôm nay NCD đề cập đến không phải là Địa Chủ Tài Thần mà mọi người hay thờ. Địa Chủ Tài Thần là 1 khuôn bài vị với 2 dòng chữ ở giữa là : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN mà mọi người hay thờ , 2 bên có 2 câu đối( " Kim chi sơ phát diệp - Ngân thụ chánh hoa khai " , hay là " Thổ vượng nhân tòng vượng - Thần an trạch tự an " , hay là " Thổ năng sinh Bạch ngọc - Địa khả xuất Hoàng kim " ).
Ngày xưa người ta thường thờ Địa Chủ Tài Thần bên trong , bên ngoài thờ Môn Thần ; ngày nay do nhiều nơi không cho thờ cúng bên ngoài nên chỉ còn thờ mỗi Địa Chủ Tài Thần bên trong , coi như vị Thần này kiêm luôn việc bảo hộ cho Trạch Chủ , không cho tà ma xâm nhập.
Tài Thần mà được đề cập ở đây là tượng Văn-Võ Tài Thần theo quan niệm người Hoa.
a/ VĂN TÀI THẦN :
Chia làm 2 là Tài Bạch Tinh Quân và Tam Đa Tinh- Tài Bạch Tinh Quân : Ngoại hình như 1 vị trưởng giả giàu có , mắt trắng râu dài, người mặc áo gấm thắt đai ngọc , tay trái ôm 1 thỏi Kim Nguyên Bảo ( thỏi vàng mả người ta hay để chưng nơi Thần Tài , nó cũng là 1 dụng cụ hóa sát trong PT đó chứ ) , tay phải ôm tờ giấy cuốn lại có in dòng chữ " Chiêu Tài Tiến Bảo "Theo truyền thuyết ông vốn là Thái Bạch Kim Tinh trên thượng giới , chức tước là " Đô Thiên chí phú Tài Bạch Tinh Quân " chuyên quản tiền tài vàng bạc của thiên hạ. Nên người ta hay đặt tượng ông nơi TÀI VỊ , có người còn thờ ông nữa.
- Tam Đa Tinh : Nghe tên thì thấy lạ , nhưng thật ra đó là Phước Lộc Thọ Tam Tinh đấy thôi.* Phúc Tinh tay ôm đứa bé tượng trưng có con thì vạn sự đủ phúc khí. * Lộc Tinh mặc triều phục sặc sỡ , tay ôm Ngọc Như ý , tượng trưng thăng quan tiến chức , thêm tài tăng lộc. * Thọ Tinh tay ôm quả đào thọ , mặt lộ vẻ hiền hòa , hạnh phúc tượng trưng cho an khang trường thọ. Trong 3 vị chỉ có Lộc Tinh mới là Tài Thần , nhưng do xưa nay Tam vị nhất thể đi chung không rời , nên người ta luôn làm chung tượng của 3 vị. Nếu đặt cả Tam Tinh vào TÀI VỊ thì cả nhà an vui , hạnh phúc , phúc lộc song thu.
Những người giữ chức văn , những người làm công nên đặt tượng Văn Tài Thần nơi TÀI VỊ , hay thờ Văn Tài Thần. Các tượng Văn Tài Thần nên đặt quay mặt vào.
b/ VŨ TÀI THẦN :
Cũng chia làm 2 là : Triệu Công Minh miệng đen mặt đen , và Quan Thánh Đế ( còn gọi là Quan Công ) mặt đỏ râu dài.- Triệu Công Minh: Vị thần này nếu quý vị nào có xem qua truyện Phong Thần ắt biết tiểu sử ông. Sau khi tử trận lên bảng Phong Thần , ông được Khương Tử Nha sắc phong làm " Chính Nhất Long Hổ Huyền Đàn chân quân " thống lĩnh 4 vị Thần: Chiêu Bảo , Nạp Trân , Chiêu Tài , Lợi Thị.
Ông vừa giúp tăng tài , tiến lộc vừa có thể hàng ma phục yêu , nên 1 số người Hoa cũng thích thờ ông , hay đặt tượng ông nơi TÀI VỊ , vừa giúp vượng tài , vừa giúp bình an.
- Quan Thánh Đế: Nói đến Ngài , có lẽ không cần xem truyện Tam Quốc thì ai cũng từng nghe và biết. Gần như 99% người Hoa đều có thờ Quan Thánh Đế trong nhà cả ! Ông không không chỉ tượng trưng cho Chính Khí sáng lòa , mà còn có thể giúp cho người chiêu tài , tiến bảo , làm ăn thuận lợi , tai qua nạn khỏi , trừ tà hộ thân.
Những người làm quan võ , theo nghiệp lính , những ông chủ kinh doanh nên thờ Vũ Tài Thần hoặc đặt tượng Vũ Tài Thần nơi phương TÀI VỊ. Các tượng VŨ Tài Thần nên đặt hướng ra cửa.
HÔ THẦN NHẬP TƯỢNG ( KHAI QUANG ) VÀ BỐC BÁT HƯƠNG THẦN TÀI - ÔNG ĐỊA .
Bát nhang , Thần Tài - Ông Địa , ông Cóc trước khi đem thờ cúng bắt buộc phải qua công đoạn Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng ( Khai quang ) .
Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng , năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ Linh thiêng ngày càng cao . Như vậy việc Bốc bát nhang và Thần nhập tượng ( Khai quang ) là làm tăng Linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng. "Các Pháp Sư có những bài Chú hay những linh phù mượn sắc lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm " Phép Trấn Thần " vào bát nhang hay ảnh tượng mới mua (thỉnh ) về, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Sau đó sên bùa hay dùng Thần Chú để gia trì vào tượng hoặc hình, cuối cùng dùng sắc lệnh đó để Hô Thần Nhập Tượng. Khi gia trì thì sẽ được nguyện lực của Thần Chú sên vào tượng hoặc hình, vì vậy mới có các vị theo chứng minh cho thân chủ khi van vái cúng bái và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ cho họ. Nếu không thì chỉ là một tượng hoặc hình bình thường mà thôi, có thể dùng để An Tâm ( Khai Quang Điểm Nhãn là làm tăng linh khí cho pho tượng chứ không phải điểm nhãn cho các vị Phât-Tiên-Thánh-Thần. Mỗi vị đều có 1 bài Chú thỉnh riêng ).
Ngưới Á Đông chúng ta rất tin tưởng vào vấn đề tâm linh, 1 bức tượng, 1 vật thể, nếu gọi đúng tên, đúng lúc thì sự linh thiêng sẽ ứng nghiệm. Sự cầu khẩn đó ứng nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà các vật thể đó đã được vị Thầy làm cho trở nên linh vật, huyền bí. Như vậy, việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị Thầy biết được bộ môn Khai Quang Điểm Nhãn, tức là phải biết mật mã để khai mở (Nếu không có khả năng Khai Quang thì 1 bức tượng chỉ là 1 khối đồng, 1 khối đất mà thôi ). Sự khác biệt giữa vật vô tri và vật linh thiêng là nhờ các Thầy Pháp Sư đọc Thần Chú, cộng thêm những nguyên tắc về tâm linh. Đi sâu vào vấn đề này rất phức tạp. "
Vấn đề Bốc bát nhang và Thần nhập tượng ( Khai quang )
"Khai: mở ra, mở đầu, mở mang, bắt đầu.
Quang: sáng.
Khai Quang: là lễ dâng cúng Đức Phật ( Khai Quang còn có nghĩa là Lễ Điểm Nhãn cho tượng Thần, Phật. Cũng có một số quan niệm hòa đồng cùng lễ Hô Thần Nhập Tượng). Điểm Nhãn: là lễ vẽ con mắt Phật. Tóm lại, Khai Quang là khai mắt cho tượng Phật.
Khi vẽ xong 1 tượng Phật, khi tạo xong một cốt Phật, trước khi thờ phượng, người ta làm lễ, niệm kinh, đọc Chú và điểm vào cặp mắt Phật, ấy là lễ Khai Quang. Cũng gọi là lễ Khai Quang Điểm Nhãn ( Khi một tượng Phật được đắp và tô vẽ xong, đem tượng Phật đặt đúng vị trí rồi lựa ngày tổ chức lễ Khai Quang Điểm Nhãn cho tượng Phật, sau đó mới bắt đầu thờ cúng tượng Phật ). II. Vấn đề Khai Quang Điểm Nhãn: " Khai Quang " và " Điểm Nhãn " là 2 vấn đề hoàn toàn khác biệt với nhau trong một Nghi Thức Phật Giáo.
1.Điểm Nhãn:
2. Khai Quang:
Theo Huyền Môn:
Vì đời này không có Phật nên sau khi tạo thành hình tượng Phật Bồ Tát thì chúng ta làm lễ thỉnh Chư Phật Bồ Tát đến chứng minh gọi là Lễ An Vị Phật.
Các Pháp Sư có những bài Chú hay những linh phù mượn sắc lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm " Phép Trấn Thần " vào bát nhang hay ảnh tượng mới mua (thỉnh ) về, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Sau đó sên bùa hay dùng Thần Chú để gia trì vào tượng hoặc hình, cuối cùng dùng sắc lệnh đó để Hô Thần Nhập Tượng. Khi gia trì thì sẽ được nguyện lực của Thần Chú sên vào tượng hoặc hình, vì vậy mới có các vị theo chứng minh cho thân chủ khi van vái cúng bái và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ cho họ. Nếu không thì chỉ là một tượng hoặc hình bình thường mà thôi, có thể dùng để An Tâm ( Khai Quang Điểm Nhãn là làm tăng linh khí cho pho tượng chứ không phải điểm nhãn cho các vị Phât-Tiên-Thánh-Thần. Mỗi vị đều có 1 bài Chú thỉnh riêng ). Các Pháp Sư có những bài Chú hay những linh phù mượn sắc lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm " Phép Trấn Thần " vào bát nhang hay ảnh tượng mới mua (thỉnh ) về, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Sau đó sên bùa hay dùng Thần Chú để gia trì vào tượng hoặc hình, cuối cùng dùng sắc lệnh đó để Hô Thần Nhập Tượng. Khi gia trì thì sẽ được nguyện lực của Thần Chú sên vào tượng hoặc hình, vì vậy mới có các vị theo chứng minh cho thân chủ khi van vái cúng bái và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ cho họ. Nếu không thì chỉ là một tượng hoặc hình bình thường mà thôi, có thể dùng để An Tâm ( Khai Quang Điểm Nhãn là làm tăng linh khí cho pho tượng chứ không phải điểm nhãn cho các vị Phât-Tiên-Thánh-Thần. Mỗi vị đều có 1 bài Chú thỉnh riêng ).
Ngưới Á Đông chúng ta rất tin tưởng vào vấn đề tâm linh, 1 bức tượng, 1 vật thể, nếu gọi đúng tên, đúng lúc thì sự linh thiêng sẽ ứng nghiệm. Sự cầu khẩn đó ứng nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà các vật thể đó đã được vị Thầy làm cho trở nên linh vật, huyền bí. Như vậy, việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị Thầy biết được bộ môn Khai Quang Điểm Nhãn, tức là phải biết mật mã để khai mở (Nếu không có khả năng Khai Quang thì 1 bức tượng chỉ là 1 khối đồng, 1 khối đất mà thôi ). Sự khác biệt giữa vật vô tri và vật linh thiêng là nhờ các Thầy Pháp Sư đọc Thần Chú, cộng thêm những nguyên tắc về tâm linh. Đi sâu vào vấn đề này rất phức tạp.
Theo Phật Giáo Chánh Tín:
An vị Phật là một nghi thức do các hàng tín đồ xưa tổ chức là một nghi lễ rất rườm rà, lắm khi sai lệch tôn chỉ từ bi và giáo lý chơn truyền của Ðạo Phật, điển hình như: làm lễ khai nhãn, hay truyền oai lực từ tượng Phật cũ sang tượng Phật mới v.v... đây là những việc làm không cần thiết và không liên quan đến việc thực hành theo giáo lý của Ðức Phật. Theo Phật Giáo Chánh Tín: An vị Phật là một nghi thức do các hàng tín đồ xưa tổ chức là một nghi lễ rất rườm rà, lắm khi sai lệch tôn chỉ từ bi và giáo lý chơn truyền của Ðạo Phật, điển hình như: làm lễ khai nhãn, hay truyền oai lực từ tượng Phật cũ sang tượng Phật mới v.v... đây là những việc làm không cần thiết và không liên quan đến việc thực hành theo giáo lý của Ðức Phật.
Tại sao chúng ta thờ phượng và lễ bái Ðức Phật, trong khi Ngài không có mặt để thọ lãnh sự lễ bái đó, mà chỉ là một hình tượng vô tri vô giác. Ðứng trước pho tượng Phật người Phật tử chỉ hồi nhớ lại những đặc tánh của Ngài, chúng ta phải tri ân vì Ngài đã khám phá chơn lý và vạch ra con đường giải thoát cho chúng sanh. Do đó không có việc xem tượng Phật là một thần linh cần phải truyền oai lực.
Vậy người Phật tử muốn làm lễ an vị Phật, chỉ cần thỉnh tượng Phật về tư gia, tịnh xá, niệm Phật đường hay chùa chiền, an vị một nơi trang nghiêm và thỉnh chư Tăng chứng minh lòng thành của mình đối với Tam Bảo bằng thân, khẩu, ý, cúng dường đến chư Tăng sau khi các vị tụng thời kinh An Vị. Ðó là một cách an vị Phật rất giản dị và đúng theo nghi thức Phật giáo.
Khi thỉnh tượng Phật Bồ Tát về nhà, nhiều người thích làm lễ gọi là "khai quang". Theo quan điểm Phật giáo chính thống thì nghi thức đó không cần thiết. Bởi vì tượng Phật và Bồ Tát chỉ là những công cụ để tu hành. Điều quan trọng ở đây là đức tin và lòng thành, lòng sùng kính, chứ đâu phải ở nơi tượng Phật và Bồ Tát.
Khi Phật Thích Ca còn tại thế, lúc Phật lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ ba tháng, dân chúng ở cõi người chúng ta có tạo tượng Phật để cúng dường. Lúc bấy giờ không thấy chép có nghi thức khai quang. Về sau này kinh sách Phật, tranh tượng Phật, các pháp khí chùa chiền, bảo tháp đều có ý nghĩa biểu tượng cho tính thường trụ của đức Phật và Phật pháp. Nghi thức càng long trọng càng thu hút nhiều người phấn khởi tín tâm. Vì vậy càng ngày càng có nhiều nghi thức cúng dường, mà khai quang tượng Phật, Bồ Tát là một trong những nghi thức đó. Các nhà chùa, tu viện hiện nay, mỗi lần đặt tượng Phật, Bồ Tát mới đều có triệu tập đông đảo tín đồ làm lễ khai quang, cũng tương tự như lễ khai giảng năm học mới, khai mạc công ty hay cửa hàng mới, khánh thành một công trình kiến trúc mới phải tổ chức để công bố cho đông đảo quần chúng biết.
Còn như đặt tượng, tranh Phật, Bồ Tát ở gia đình thì không cần cử hành nghi thức khai quang làm gì, cũng không cần triệu tập đông người đến chứng kiến. Chỉ cần có lòng thành kính, đem tượng Phật Bồ Tát bố trí ở nơi thích đáng, rồi ngày ngày cúng hương hoa quả trái, không ngày nào quên. Lễ vật cúng dường phải đảm bảo thường xuyên tươi tốt và mới, như vậy sẽ phát huy đầy đủ tác dụng của bàn thờ Phật, Bồ Tát, đạo tâm của người cúng dường nhờ vậy mà được tăng tiến.
Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hương tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian. Theo quan điểm "vào làng nào theo tục lệ làng ấy" mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm, làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.
Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật thập phương, Tam bảo thập phương, Long thiên hộ pháp. Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
Kết Luận:
Như vậy, các tranh ảnh tôn tượng Phật Bồ Tát thỉnh về thì đã có mắt rồi, đâu cần có ai " điểm nhãn", mà " điểm nhãn " để làm gì cơ chứ ?
Những bức tượng vô tri vô giác thì làm thế nào mà linh được? Nên vấn đề " Khai Quang Điểm Nhãn "là khai như thế nào? Mà chúng ta phải khai cho ai? Khi mua (thỉnh) 1 bức tượng về để thờ cúng, người ta thường nhờ 1 bậc chân tu " Khai Quang Điểm Nhãn " cho người muốn thờ ảnh tượng đó! Đây là lúc mà vị chân sư sẽ chỉ điểm cho hành giả cách hành lễ thờ cúng, giữ giới luật, những điều kiêng kỵ, sau cùng là " Phép Trấn Thần " nơi bức tượng ấy không cho vong linh hỗn tạp tá nạp vào. Đó chính là Khai Quang Điểm Nhãn cho người trần tục khi bước vào con đường tu hành chứ chẳng phải Khai Quang Điểm Nhãn cho các Đấng Thiêng Liêng (Vì Các Đấng này lúc nào cũng linh hiển và biết rất rõ, và thấy rất rõ, chứ chẳng phải đợi có người Khai Quang Điểm Nhãn thì mới thấy được ). Như vậy mục đích Khai Quang Điểm Nhãn chính là việc khai thị cho người mới tập tu hành vậy. Thật vô lý và nực cười làm sao! Khi mình là một con người trần tục mà lại đi Khai Quang Điểm Nhãn cho Bậc Đại Giác và Chư Tôn Bồ Tát cùng hàng Tiên Thánh? Chỉ có nhờ vào sức mạnh của lòng tin và kiên trì tu tập thì Ảnh-Tượng đó sẽ hiển linh do tư tưởng chân chính của chính hành giả gia trì hằng ngày (Linh tại ngã, bất linh tại ngã).Nghi thức này do đâu mà có? Sỡ dĩ có chuyện Khai Quang hay An Vị là vì người ta tin rằng nếu không làm lễ Khai Quang tức là đưa Thần Lực của Phật an ngự vào tôn tượng thì có những loài ma quỷ sẽ nhập vào đó để hưởng hương khói và sự cúng dường, Và như vậy, chúng ta quỳ lạy tôn tượng Phật Bồ Tát mà thực sự ra là quỳ lạy ma quỷ. Niềm tin này xét về phương diện giáo lý của Đạo Phật là không có cơ sở vì như vậy đã biến Đấng Giác Ngộ của chúng ta thành 1 ông Thần! Chưa kể việc dùng Kính đàn có phần nào giống với việc làm của những ông thầy cúng ( thầy phù thủy )! Nghi thức này, theo như chúng tôi thấy thì không phải là một Nghi thức chánh truyền, theo bộ phận nghi lễ của Giáo Hội trước đây thì không hề có 1 văn bản chính thức nào nói về Nghi lễ này cả. Khi tham bác một số Chư Tôn Đức về vấn đề này thì các Ngài tỏ ra không tán đồng, thậm chí còn xem Nghi lễ này là do các ông thầy cúng bày ra để kiếm ăn! Nói thì nói như vậy, thế nhưng có những chuyện " Xưa bày, nay làm ", nếu có Phật tử thỉnh quý Ngài đến để An vị Phật thì quý Ngài cũng sẽ đi, bởi vì " Phụng sự chúng sanh là phụng sự Chư Phật ",nếu có chúng sanh nào cần có Nghi thức " An vị Phật " mới có thể "an " được thì quý Ngài cũng giúp cho họ được " an " vậy. Tùy duyên mà.
" Linh thiêng ngàn mắt ngàn tay
Cũng trong một điểm Linh Đài mà ra. "
Lễ quán đảnh của đức Lạt Ma Rinpoche vừa qua ở Việt Nam cũng có việc này. Các ngài đã yêu cầu in hàng ngìn bức ảnh các vị Bổn tôn trong pháp quán đảnh. Cuối buổi lễ có sự gia trì vào tất cả các bức ảnh hoặc gọi là "Khai quang điểm nhãn" theo cách gọi của mình. Năng lượng ở ảnh các vị bồ tát trước và sau khi được gia trì khác hẳn, thậm chí nó còn khác tùy theo tâm cầu xin người cầm ảnh tại đạo tràng. Vì vậy mới có chuyện bạn tôi bị lấy nhầm ảnh của đức Thiên Thủ quán âm sau này gặp lại biết rõ chính đó là bức ảnh mà trước kia mình bị đánh nhầm.
Linh tại ngã bất linh tại ngã chính ở chỗ này.
Bên phật giáo nguyên thủy thì đúng nghĩa họ không có nghi thức này. Thậm chí chuyện đúc tượng vẽ ảnh cũng là sau này mà ra. Cái này tùy theo Pháp môn mà có sự khác biệt nên cũng không thể nói đúng sai được.Việc khai quang cho 1 tượng Phật, Bồ tát chẳng phải là khai quang cho Phật hay Bồ tát đó mà chính là làm sạch năng lượng của tượng đó và gia trì lực vào tượng. Tùy theo năng lực của vị thầy mà tượng được đến mức độ nào.
Nhiêù người làm qua loa mà chẳng biết rằng cái bàn thờ thật quan trọng đối với người tu tập. Tuy là "Linh tai ngã bất linh tại ngã" nhưng hoàn cảnh môi trường giúp đỡ hành giả rất là nhiều. Một cái bàn thờ chính là một dạng đơn giản của mandala của vị đó. Một lễ an vị Phật chính là cung thỉnh chư vị chứng minh đạo tràng.
Dĩ nhiên nếu tâm người thờ không có tiến bộ thì cài bàn thờ dần mất năng lực của nó. Chư vị sẽ dần không giáng tràng hộ trì. Nhưng cái khởi đầu rất quan trọng.
Nhiều người quá thiên lệch về duy tâm mà quên rằng tâm khởi niệm là hiện tướng. Trong hiện tướng thì tướng tướng ảnh hưởng với nhau. Người chưa thâm nhập pháp giới khi tụng kinh niệm phật trí chú không thấy chư vị giáng lâm, không thấy sự ảnh hưởng của bàn thờ tượng v.v... nên mới nói vậy thôi.
Tất cả pháp đều có quy luật của nó. Chưa vượt qua thì vẫn bị ảnh hưởng như thường. Khi mang thân xác con người thì dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng của tất cả các tầng. Cái khác của người tu tập là biết mà ứng dụng để lợi ích cho mình và chúng sanh.
Là người tu tập cũng đồng nghĩa với chưa đến chỗ cứu cánh nên phương tiện là cần thiết. Bỏ phương tiện đâu phải là người trí. Không những vậy mà còn là sự thể hiện ngã mạn và kiến thức hẹp hòi.
Trong kinh Đức Thích Ca cũng dạy lập tràng tạo tượng, phòng tu tập cần treo các ảnh tượng. Lại như trong kinh Lăng nghiêm có cách lập đàn tràng để trí chú Lăng nghiêm. Cách bố trí rõ ràng.
Người đời nay chỉ biết bỏ tướng mà chẳng biết thấu tướng. Lấy bỏ thì làm sao mà cùng khắp. Tượng hình ngày nay trở thành món đồ mua bán. Tâm người làm đâu có đủ thanh tịnh khi mà vẽ hay tạc. Còn khi xưa một người khi vẽ hay tạc tượng thì lại ăn chay, giữ giới thanh tịnh, tâm quán tưởng và cầu xin vị đó gia hộ cho thấy được tướng để vẽ ra.
Vì vậy việc khai quang tượng hay tranh là rất quan trọng. Còn nếu bức tranh hay tượng do một người tâm thanh tịnh vẽ hay tạc thì chỉ có đảnh lễ chứ đừng ở đó mà nói là khai quang. Nhưng ngày nay tìm đâu có đây. Thôi thì tùy duyên vậy.
Là người tại gia, trên một góc độ nào đó không thể sánh với các vị xuất gia. Đây chính là chỗ Tăng được gọi là Tăng Bảo. Nếu không như vậy thì sao gọi là bảo được.
Các cư sĩ ngày xưa xuất chúng được các tăng mời thuyết pháp, trước cũng phải đảnh lễ đại chúng mới an toạ thuyết pháp. Người đời nay vì ỷ tài mà tự chôn vùi mình.
Như mọi người đều biết người TQ xưa mỗi khi đưa một pho tượng nào đó vào nơi thờ cúng người ta bao giờ cũng tiến hành nghi lễ “hô thần nhập tượng”.
Sau nghi lễ này thì tượng đã biến thành thần, thành Phật! Ngoài ra trong dân gian cũng tồn tại một tập quán là khi tạo ra những pho tượng, nhất là những pho tượng đặc biệt thì họ thường cất giấu những thứ đặc biệt tại những chỗ đặc biệt nào đó trong pho tượng. Việc cất giấu này không chỉ có tính đơn thuần là cất giữ của cải mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh. Người xưa quan niệm rằng nhờ những bí mật có tính bùa chú mà pho tượng sẽ trở thành một thực thể linh thiêng với những quyền năng siêu phàm.
Sự linh thiêng này thường được người ta lưu truyền qua những lời đồn đại hoặc được kể thành những câu chuyện thấm đẫm chất hoang đường nhằm mục đích che giấu một sự thực nào đó. Đã có vô số những thí dụ về điều này, như việc tìm ra cả một quần thể “binh mã dõng” trong mộ Tần Thủy Hoàng ở ngoại thành Tây An; hoặc mới đây là việc tìm ra khu thành đá và Kim tự tháp dưới lòng hồ Phủ Sơn ở Côn Minh, thường được bắt đầu từ việc tìm hiểu ý nghĩa của những câu chuyện có tính thần thoại. Chính vì thế không loại trừ khả năng Lạc Sơn Đại Phật có ẩn chứa trong nó những bí mật mà xưa nay chúng ta chưa hề biết.
" Sự linh thiêng này thường được người ta lưu truyền qua những lời đồn đại hoặc được kể thành những câu chuyện thấm đẫm chất hoang đường nhằm mục đích che giấu một sự thực nào đó. Đã có vô số những thí dụ về điều này, như việc tìm ra cả một quần thể “binh mã dõng” trong mộ Tần Thủy Hoàng ở ngoại thành Tây An; hoặc mới đây là việc tìm ra khu thành đá và Kim tự tháp dưới lòng hồ Phủ Sơn ở Côn Minh, thường được bắt đầu từ việc tìm hiểu ý nghĩa của những câu chuyện có tính thần thoại. Chính vì thế không loại trừ khả năng Lạc Sơn Đại Phật có ẩn chứa trong nó những bí mật mà xưa nay chúng ta chưa hề biết. "