CÁC GIAI THOẠI VỀ LỜI TIÊN TRI CỦA TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

 

CÁC GIAI THOẠI VỀ LỜI TIÊN TRI CỦA TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
   
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm     
Khi ta lái con thuyền lịch sử đi ngược thời gian, ngược về quá khứ, trải qua rất nhiều giai đoạn, nhiều triều đại dựng nước và giữ nước. Có rất nhiều những anh hùng –  nghĩa sĩ.
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có."
(Trích Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi)
             Từ các bậc cao nhân trong việc đánh giặc, trị nước nổi bật như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Thánh Tông, vua Minh Mạng,... Cho đến những anh hùng hào kiệt như: Lý Thường Kiệt, hay Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( Đức Thánh Trần ),… Song đó là những vị anh hùng, những bật thánh nhân tiêu biểu và còn không ít những nhân vật nổi tiếng khác.
            Đó có thể nói là một trong những nhân vật văn võ song toàn, là trụ cột cho đất nước, nhưng vẫn còn đó những nhân vật tuy không giỏi võ, nhưng giỏi về văn, về tướng số, về thiên cơ, là sợi dây mây quấn quanh những cột trụ của đất nước, cụ thể ở đây người mà tôi muốn nhắc đến trong kỳ này đó chính là “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử dân tộc vào thế kỉ thứ XV – XVI, một trong những nhà tiên tri số một Việt Nam. Cả cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm là người công chính liêm minh, tài đoán thiên cơ, tiếng tâm vang xa đến những nước lân cận, đặc biệt là anh bạn láng giềng Trung Quốc.
             Ông quê gốc là người làng Vĩnh An, trấn Hải Dương, xuất thân của ông được tính toán trước để làm “ bật cửu ngũ chí tôn ” nhưng do số phận không thể làm vua song đổi lại ông là một người rất tài giỏi trong bói toán, đoán vận mệnh các triều đại, biết thời biết thế. Sau khi chết, ông còn để lại cho hậu thế vô vàng những tác phẩm văn chương. Đặc biệt hơn là gần 500 câu sấm truyền những sự việc xảy ra trong 500 năm sau người ta gọi đó là “sấm trạng Trình”.
           Tương truyền rằng khi xưa ở Hải Dương, có một người phụ nữ đã ngoài 20 tuổi, tên là Nhữ Thị Thục, con của thượng thư bộ lại Nhữ Văn Lan đã có tuổi nhưng lại chưa tìm được một tấm chồng ưng ý. Bà là một người rất giỏi tướng số và mang theo bên mình một tham vọng lớn: 1 là phải lấy chồng làm vua, 2 là phải lấy người nào đó có tướng số tốt để sinh ra con mang chân mệnh thiên tử. 

             Bà ta không ngừng tìm kiếm người nam nhân mà mình ưng ý nhất, cho đến khi gặp được một người có tướng số tốt, tên là Nguyễn Văn Định một thư sinh rất giỏi văn học, có thể phối hợp với bà sinh ra chân mệnh thiên tử, hai người kết duyên làm vợ chồng.

            Trong đêm động phòng hoa chúc với Nguyễn Văn Định, bà tính toán thời khắc kĩ lưỡng và thông báo cho chồng mình biết là “ khi nào mà trăng đã lên đến đầu ngọn tre thì ông mới được vào động phòng với tôi”. Nhưng mà đáng tiếc, đúng là tính trước bước không qua, người tính không bằng trời tính.

            Trong ngày vui trọng đại của mình, Nguyễn Văn Định đã cùng anh em họ hàng chơi hơi lố và uống hơi nhiều nên quên cả lời dặn dò của vợ mình, mà vội vàng vào phòng thể hiện bản lĩnh của một người đàn ông. Vì thời khắc không đúng, đã làm công sức tìm kiếm và tính toán của Nhữ Thị Thục đem đổ xuống sông.

            Năm 1491 bà hạ sinh một cậu bé tướng mạo khôi ngô, vầng vương sáng ngời, cả hai vợ chồng đều vui mừng, mong muốn cậu bé sau này trở thành một người thành đạt và đúng như ước nguyện của bà nên đặt tên là Nguyễn Văn Đạt. Cậu bé Văn Đạt càng ngày càng lớn khôn, tương truyền chỉ sau khi “sinh nhật lần thứ nhất của cậu” thì cậu đã biết nói, vì cha mẹ đều là những người rất giỏi. Năm lên bốn cậu bé Đạt đã được cha mẹ dạy cho kinh sách, cậu học tập rất nhanh chóng, mẹ thì dạy sau này con phải làm vua, cha thì dạy sau này con làm tớ đễ không phạm phải tội nghịch thần. Một hôm mẹ cậu đi vắng, cha ở nhà hát ru cậu ngủ “ Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung’’, bất ngờ khi nghe cậu đối lại “ vịn tay tiên, nhè nhẹ rung”. Nguyễn Văn Định rất vui mừng, lúc này Nhữ Thị Thục vừa về tới nghe thấy rất tức giận, chắc có lẽ lúc này đã có một trận chiến võ miệng vô cùng kịch liệt xảy ra. Lại một lần nữa khi nghe vợ dạy con “ bóng bóng bang bang, mai này con lớn con tựa ngai vàng”, Nguyễn Văn Định lo sợ nếu tin này lan truyền ra ngoài đến tai vua sẽ bị họa chu di, nên sửa lại “ bóng bóng bang bang, mai này con lớn con vịn ngai vàng’’, tức là làm tớ không được làm vua.

           Nhữ Thị Thục tức giận, bỏ cha con cậu bé Văn Đạt ra đi tìm một người chồng mới để thực hiện tham vọng của mình trước khi mình đã quá già. Tương truyền bà gặp được Phùng Chí Công, sinh ra Phùng Khắc Khoan hay còn gọi là “Trạng Bùng” vì sinh ra ở làng Bùng và đỗ trạng nguyên nên người ta gọi là “Trạng Bùng”. Cả hai đều rất giỏi nhưng không ai làm vua, chỉ là trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử.

            Quay lại với cha con Văn Đạt, lúc bấy giờ Nguyễn Văn Định trong cảnh gà trống nuôi con, nhưng đổi lại được người con thông minh từ nhỏ nên cũng phần nào an ủi, cậu bé ngày một lớn. Nghe tin có thầy Lương Đắc Bằng là người tinh thông văn sử, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Nguyễn Văn Định liền cho con đi tầm sư học đạo mong cho con sau này được thành tài. Cậu bé Văn Đạt học hành siêng năng chăm chỉ, cậu học gì hiểu nấy là một trong những học trò nổi bật của cụ Lương. Không lâu sau thầy Lương qua đời, truyền lại cho cậu học trò yêu thương một quyển “thái ất thần kinh”, trong đó có những điều “ hack não’’, mà xưa nay chưa ai hiểu hết, y như cái tên của quyển kinh vậy. Ông truyền lại cho cậu bé Văn Đạt, mong rằng cậu sẽ là người hiểu thay mình, nhưng không ngờ cậu bé Văn Đạt nhờ thông minh đã hiểu được những điều thâm thúy trong quyển kinh và trở thành một người biết thời thế, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, đoán trước được mọi sự việc diễn ra.

             Lúc bấy giờ khi nhà Lê , rơi vào khủng hoảng, có rất nhiều những lần thi hương, thi hội, thi đình, vì bói được mệnh nhà Lê sắp tận, ông không ra ứng thí kì thi nào, mặc dù biết thi là sẽ đứng TOP đầu bảng

            Đúng là như vậy, không lâu sau, 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lâp ra nhà Mạc. khi nhà Mạc sử dụng những chính sách ổn định đất nước, ông vẫn bỏ qua 2 khoa thi đầu.

            Mãi đến năm 1535, dưới triều Mạc Đăng Doanh, ông biết được đang thời kì thịnh trị của nhà Mạc, nên ra ứng thi, trước khi lên kinh ứng thí ông đã đổi tên mình thành Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thi đỗ đầu khoa bảng và được phong danh Trạng Trình. Là người đỗ trạng khi đã ngoài bốn mươi tuổi. Làm quan dưới triều Mạc, tính từ lúc trưởng thành đến lúc đỗ trạng ông đã bỏ qua sáu kì thi dưới triều Lê sơ, hai kì thi đầu dưới triều nhà Mạc. Là một vị quan rất giỏi được phong đến chức Trình Tuyền Hầu sau đó là Trình Quốc Công. Là một người công chính liêm minh, thiên về chính nghĩa và ghét sự giả dối, làm quan một thời gian, thì những vị quan trong bộ máy chính quyền có biểu hiện a dua xua nịnh, những gian thần đều bị Trạng Trình liệt vào danh sách đen, đem dâng lên vua xin xử tử mười tám gian thần, nhưng không được chấp thuận. Ông bất mãn với triều đình nhà Mạc, nên cáo quan về quê ở ẩn, lập ra Bạch Vân Am ngày ngày dạy học làm thơ văn sống cuộc sống yên bình không màn chính sự.

            Nhưng không hẳn vì việc ông từ quan mà triều đình không trọng dụng, dưới triều nhà Mạc những vấn đề quan trọng trong triều, thì đều cho người đến dọ hỏi ý kiến Trạng Trình, hoặc mời ông về triều nghị sự. Không chỉ nhà Mạc mà còn có Chúa Trịnh và cả Chúa Nguyễn sau này đều trọng dụng ông.

Những câu sấm liên quan đến ba triều đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Truyện về nhà Mạc :

         Ở giai đoạn, nhà Mạc sắp bị suy vong khi trung thần nhà Lê lúc bấy giờ là Nguyễn Kim ( cha của Nguyễn Uông và Chúa Nguyễn Hoàng, là ông nội của Nguyễn Phúc Nguyên sau này ) dẫn theo tàng binh chạy sang Lào, được Lào cho mượn dãi đất Sầm Châu làm doanh trại, tìm được hoàng thất Lê Duy Ninh sau này là vua Lê Trang Tông. Tập hợp binh sĩ quay về với khẩu hiệu “ phò Lê diệt Mạc’’. Trong tình thế nguy cấp, nhà Mạc cho người đến hỏi Trạng Trình thì được ông trả lời “ dãi đất cao bằng tuy hiểm nhưng có thể kéo dài được vài đời”, quả nhiên là như vậy. Nhà Mạc gom tàng binh về đó và kéo dài vương nghiệp được ba đời nữa.


Truyện về cơ nghiệp nhà Nguyễn:
 

            Lại đến quá trình khi Nguyên Kim và con rễ Trịnh Kiểm đã trung hưng được nhà Lê ( sử gọi Lê trung hưng ). Năm 1545 Nguyễn Kim bị đầu độc chết. Mọi quyền hành đểu rơi vào tai của Trinh Kiểm, trở thành người quyền lực hô mưa gọi gió dưới triều Lê, đến vua Lê mà Trịnh Kiểm còn xem không bằng cộng lông chân của mình. Trịnh Kiểm ra sức thâu tóm quyền lực nhà Lê. Biết được anh em Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng là trở ngại lớn, nên ra tay giết chết Nguyễn Uông trước, còn Nguyễn Hoàng lúc này sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên đến chỗ Trạng, một mặc là thăm hỏi sức khỏe, mặt còn lại là “ Trạng ơi, tình thế như vậy, bây giờ phải làm cách nào để bảo toàn tính mạng và trả thù nhà đây”. Trạng bâng khuâng vì không muốn nhúng tay vào chính sự, nên gián tiếp đi đến khu vực hòn non bộ và nói “ hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân’’, tức sau dãi Đèo Ngang là nơi có thể dung thân được.

            Thấy được con đường sống, Nguyễn Hoàng liền bàn với chị mình là Ngọc Bảo (được Nguyễn Kim gã cho Trịnh Kiểm vì có công phò Lê ), xin anh rễ cho vào vùng Thuận Quảng phía Nam để trấn giữ biên thùy, nhận thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên Trịnh Kiểm đã đồng ý Trịnh Kiểm thấy thế liền chấp thuận.

            Năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng gia tộc khăn gối vào nam. Từ đó cơ nghiệp nhà Nguyễn bắt đầu, với chín vị Chúa và mười ba vua nhà Nguyễn. Sau này khi thấy trụ vững và phát triển mạnh mẽ, nên chúa nguyễn đã đổi lại câu “ hoành sơn nhất đái khải dĩ dung thân” thành “ hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Chỉ một câu nói của Trạng Trình, đã mở ra cả một gia tộc triều Nguyễn với chín Chúa (1558 – 1802) và mười ba đời Vua Nguyễn (1802 – 1945).

Truyện về chúa Trịnh: “Lê còn Trịnh Tại, Lê Bại Trịnh Vong”:
           Khi mà Trịnh Kiểm đã thâu tóm được mọi quyền hành trong tay, vua Lê lúc bấy giờ chỉ là con rối trong sự điều khiển của Trịnh Kiểm. Giống như giặc Đổng Trác thời Tam Quốc bên Tàu vậy. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một kiểu hình nhà nước như vậy, đã có vua lại còn có chúa.

        Năm 1556, khi Lê Trang Tông qua đời, chúa Trịnh định nhân cơ hội thay đổi triều đại nhà Lê, nhưng lo lắng vì cái bóng của Lê Lợi, cái bóng của Nguyễn Kim đã in sâu trong lòng dân chúng. Sợ kiểu cướp ngôi thì khắp nơi không phục giặc giã nổi lên thì toai đời. Nên cũng cho người đến hỏi ý kiến trạng Trình, nôm na là “ số là nhà Lê đến lúc tận diệt rồi, ta có nên thay đổi triều đại hay không”. Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ trả lời một câu “ giống mùa này không tốt, tìm giống cũ mà gieo”, “giữ chùa thờ phật thì được ăn oản”, tức ý muốn chúa Trịnh vẫn giữ ngôi vua Lê, nhưng quyền lực thật sự vẫn nằm trong tay chúa, như vậy sẽ tốt hơn. Bởi vì “ Lê còn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong’’ chính vì lẽ đó  mà chúa Trịnh vẫn giữ ngôi vua Lê. Mãi đến sau này khi anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, thấy triều Lê cái gì mà rắc rối quá, nên ra dẹp loạn, lật đổ vua Lê xử luôn chúa Trịnh cho đỡ chướng mắt, thì cơ nghiệp chúa Trịnh từ đó mới hết.

 Truyện về những câu sấm truyền, những lần bói toán thú vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc còn tại thế

Câu truyện về: Lấy số tử cho chiếc quạt
               Một hôm trời mùa hạ, bà Trạng đi chợ mua về cho cụ một cây quạt. Cụ tính ngày giờ, rồi lấy cho cây quạt một lá số tử vi. Cụ đoán ra cái ngày chết của nó, điều này cụ bí mật không cho một ai hay. Cụ phân vân nghĩ: “Nếu để dùng, lâu ngày nó sẽ rách hoặc thất lạc đi, cái đó là sự bình thường. Nếu đúng như ta đã bói cây quạt này sẽ chết, nhưng không biết nó chết như thế nào”, nghĩ vậy, cụ niêm phong cây quạt và treo ngay trên chỗ đầu giường. Tới ngày, cây quạt vẫn còn nguyên. 

            Ngày hôm đó từ sáng đến chiều, cụ ở nhà cả ngày để xem cây quạt chết ra sao. Thỉnh thoảng cụ lại ngắm nghía, và lấy phất trần phủi những hạt bụi bám xung quanh. Trưa hôm ấy, người cháu gọi bà Trạng bằng vì có việc cần, đến mấy lượt thỉnh cụ lại chơi, cụ cũng từ chối không đi. Anh ta nghĩ do cụ giận mình về việc chi mà không nói, đến than thở, nói với bà Trạng để nhờ bà đốc cụ đi dùm cho, không có ông công việc anh không thành.

             Bà Trạng từ sáng đã ngứa mắt thấy cụ cứ chốc lát lại phủi bụi cho cây quạt. Bà lên đốc cụ đi sang cho nhà cháu. Cụ không đi, bực mình, bà Trạng liền la lối cằng nhằng: “Ông ở nhà làm gì, con cháu nó mời mấy lần, mà ông không chịu sang. Tôi mua quạt về dùng, đâu phải để ông phủi bụi cho nó” . Vừa la lối bà Trạng vừa nhẩy lên với lấy cây quạt xé tang nát thành từng mảnh.
 
           Thấy vậy, cụ Trạng cả cười nói: “Đúng thật, ta tưởng nó chết thế nào, thì ra như vậy đó”. Bà Trạng cũng không biết ý cụ nói thế là làm sao, lúc đó cụ mới chỉnh tề khăn áo đi sang nhà người cháu, và kể lại đầu đuôi câu chuyện với mọi người. Ai nấy cũng đều phục cụ là tiên tri.

Câu truyện về: “Sắt ngắn gỗ dài”

           Trong một lần. Ông cùng với một môn sinh của mình, bói và đoán xem là có một người đến để mượn một món đồ trong nhà ông, nhưng không biết đó là món đồ gì, được biết quẻ bói cho ra “ sắt ngắn, gỗ dài “.

           Trong một dịp cận tết. Có một người thanh niên ú ớ ngoài cổng gọi vào nhà, vợ ông Trạng liền vào cho hay, ông cùng môn sinh của mình thử bói một quẻ để xem người đó đến mượn gì, và cũng nhằm mục đích kiểm tra xem tài năm của học trò mình. Một quẻ bói cho biết “ sắt ngắn gỗ dài”, người học trò đoán là “ anh này đến mượn một chiếc mai ( cái xẻn) về để đào đất, còn trạng thì đoán “ anh này đến để mượn một cây búa về chẻ cuổi nấu bánh ngày tết), quả thật anh thanh niên này đến để mượn một cây búa. Người học trò kinh ngạt về tài năng của thầy mình, thầy bảo anh rằng, a đoán cũng khá tốt chỉ tội là không đúng với tình hình thực thế mà thôi.

Những câu truyện về sự tiên đoán chính xác những diễn biến những sự việc xảy ra sau khi ông qua đời.

Câu truyện: Thánh nhân mắt mù…!

          Trước lúc ông qua đời có trăng trối với con cháu rất nhiều điều. Trong đó có sự việc là về phần huyệt đạo của ông ta sau năm mươi năm sau sẽ thay đổi và sẽ có người đến để sửa lại huyệt đạo cho ông ta.

          Ông nhắc con cháu phải nhớ kĩ điều này không được quên, nếu không làm đúng như vậy thì con cháu đời sau sẽ lụng bại ngay. Đó là “năm mươi năm sau, mạch Huyệt đạo ta sẽ thay đổi, ta có để lại một tấm bia đá phủ vải điều màu đỏ, khi ta chết hãy đặt nó lên trên quan tài thì mới được lắp đất, đợi đến khi có một người thầy phong thủy bên Tàu sang nói Ta là thánh nhân mắt mù thì phải mời người đó vào nhà tiếp đãi hậu hĩnh và nhờ sửa lại huyệt đạo cho ta”, điều này được con cháu ông ghi nhớ rất cẩn thận. 

          Mãi cho đến đúng năm mươi năm sau. Bên Tàu, có một ông thầy phong thủy tự cho mình là giỏi nhất và rất ngạo mạn, biết tiếng của Trạng Trình Việt Nam vang danh thiên hạ, nên không ngại nắng mưa tìm đến quê hương vào nhà của Trạng để xem danh tiếng có giống như lời đồn hay không. Khi đến được nhà Trạng, ông được con cháu Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn ra thăm mộ, thấy được mộ Trạng Trình ông phá lên cười khoái chí, “ cái huyệt rõ ràng là ở đằng chân, thế mà lại đặt sai huyệt đạo của chính mình, cái này mà thánh nhân cái gì, có chăng thì chỉ là thánh nhân mắt mù mà thôi…!”. Con cháu Trạng khi nghe được câu này liền mừng rỡ, mời ông thầy Tàu vào nhà tiếp đãi hậu hĩnh và nhờ ông sửa lại nguyệt đạo của Trạng. Thầy phong thủy Trung Quốc tưởng tài năng của mình đã hơn hẳn Nguyễn Bỉnh Khiêm nên vui vẻ nhận lời và nói “ không cần phải sửa gì nhiều, chỉ cần đào lên xoay một chút là được”.

         Trong lúc đào huyệt, thầy Tàu vẫn ngủ quên trong chiến thắng mà không biết rằng mọi sự đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm tính toán trước đó, cho đến khi đào đến tấm bia đá ông thấy lạ nên sai người mang đi rửa sạch để xem trong đó có gì. Ông thầy Tàu thấy trong đó có dòng chữ, đọc đến đâu  thì toát mồ hôi lạnh đến đấy. Trong bia đá ghi “ bây giờ mạch ở đằng chân, năm mươi năm trước mạch dân lên đằng đầu, biết gì những kẻ sinh sau, thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ…!’’. Lúc này thầy Tàu mới nể phục tài năng và danh tiếng vang lừng của Trạng Trình Đại Việt ta thời đó, bèn sửa lại ngôi mộ cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách cẩn trọng và chu đáo và bằng cả tấm lòng kính nể của mình. 

Câu truyện: “ Thằng Trứ phá đền’’

          Vào giai đoạn thế kỉ XIX, những năm 1834, vào đời Minh Mệnh thứ mười bốn, tức sau 249 năm sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời. Lúc này Vua Minh Mệnh có chiếu vụ cho Nguyễn Công Trứ đi khai phá vùng đất Hải Dương, đào sông mở đường giúp cho dân chúng phát triển. Ở tại đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm trấn Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy cần phải di dời đền thờ Trạng thì mới đào được con sông theo ý muốn.

          Ông liền xin phép triều đình và được chấp thuận, trong lúc di dời những đồ đạt có trong đền. Khi di dời bát nhan binh lính thấy dưới bát nhanh có một bia đá nhỏ phủ vải điều, bèn đưa cho Trứ xem, Trứ kinh hãi toát mồ hôi lạnh đổ mồ hôi tay, khi đọc mấy dòng chữ “ Minh Mệnh thập tứ, thằng Trứ phá đền, phá đền thì phải lập đền, nào ai đụng đến doanh điền nhà mi.”

Câu Truyện: “Con ngựa đá sang sông”

          Ông liền xin phép triều đình và được chấp thuận, trong lúc di dời những đồ đạt có trong đền. Khi di dời bát nhan binh lính thấy dưới bát nhanh có một bia đá nhỏ phủ vải điều, bèn đưa cho Trứ xem, Trứ kinh hãi toát mồ hôi lạnh đổ mồ hôi tay, khi đọc mấy dòng chữ “ Minh Mệnh thập tứ, thằng Trứ phá đền, phá đền thì phải lập đền, nào ai đụng đến doanh điền nhà mi.”

Câu Truyện: “Con ngựa đá sang sông”

         Nguyên Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống tại làng Vĩnh Lại, nổi tiếng có tài học rộng hiểu nhiều, tiên đoán nhiều cho các thí sinh ứng thí khoa thi của các làng lân cận thành danh, chỉ riêng nơi ông sống là Vĩnh Lại thì vẫn chẳng ai thành quan. Trong cái ghen tị từ cuộc sống nghèo khổ, dân làng Vĩnh Lại cho rằng Trạng trình không chú ý đến người nhà.
Một ngày nọ, Trạng Trình cho người dựng một bức tượng ngựa đá bên dòng sông, và viết lên đó 2 câu thơ:
“Hà thời thạch mã độ giang
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu”.

          Nghĩa là khi nào ngựa đá sang sông thì làng Vĩnh Lại sẽ đầy công đầy hầu, nhưng hỡi ôi mấy người tin ngựa đá có thể sang sông, con ngựa thật còn có thể dùng hết sức bơi qua sông được, còn đằng này…, lại là một con ngựa đá thì làm sao có thể. Một thời gian sau câu chuyện từ đó đi vào quên lãng. 
          Hai trăm năm sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, làng Vĩnh Lại gặp một trận lụt to. Và trận lụt đã đổi nguồn dòng sông từ trước mặt ngựa đá sang sau lưng ngựa đá, vậy là lời tiên tri đã ứng nghiệm. Khi ấy dân làng Vĩnh Lại lên mặt với các làng kế cận, còn các cô gái ai cũng muốn về Vĩnh Lại làm dâu.
         Thời gian này, Tây Sơn đã chiếm được một nửa giang sơn và trong lần Bắc tiến đầu tiên khiến vua Lê bỏ thành mà chạy lưu lạc đến làng Vĩnh Lại. Dân làng Vĩnh Lại tìm được vua, đem về phò. Vua ban công ban tước cho cả làng dưới áp lực của dân làng Vĩnh Lại, dĩ nhiên khi mà mất cả giang sơn thì vài cái chức tước tự nghĩ ra có hà đáng gì?
         Dân Vĩnh Lại sau khi được phong tước, đều tập họp quân đội sẵn sàng cần vương. Nhưng đội quân ô hợp ấy chỉ một trận đã bị đội quân bách chiến bách thắng của Tây Sơn đánh tan nát, làng Vĩnh Lại tử vong vô số, gần như bị tiêu diệt hết.
          Đó là một trong số những câu truyện thú vị và nổi bật, của một người rất tài giỏi trong lịch sử Việt Nam khi xưa. Tiên đoán như thần được sánh ngang như là Lưu Bá Ôn hay là trước đó nữa là Cao Biền bên Tàu vậy. Một người có tài năng lớn, chí lớn, thiên về chính nghĩa và ghét sự giả dối. Một cuộc đời đẹp và thanh cao được nhiều người yêu mến lúc còn sống. Được người ta kính nễ lúc qua đời. Sống vang danh thiên hạ, chết mang tiếng thơm ngàn đời. Song Ông còn để lại cho hậu thế những tác phẩm văn chương hay trong “ Bạch Vân Am thi tập”, cùng với đó là gần 500 câu sấm truyền tuyên đoán về những chyện tương lai của 500 năm sau khi ông qua đời.
          Mãi cho đến nay thời hiện đại bây giờ người ta còn kính nể và lập những diễn đàn lớn về “ sấm Trạng Trình”, bấy nhiêu đó cũng đủ để hiểu dân tộc Việt Nam ta có vô số những nhân tài, làm nổi danh đất nước, rạng rỡ non sông. Là niềm tự hào, hãnh diện lớn của dân Tộc Việt Nam với các nước bạn. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn